Những 'tuyệt chiêu' cần biết khi mua điện thoại cũ

Thứ Hai, 25/01/2016, 15:56 GMT+7

Việc sử dụng điện thoại “secondhand” giúp người dùng tiết kiệm được nhiều chi phí, nếu không dùng nữa bán lại cũng không mất giá. Vậy người mua cần có những kinh nghiệm gì khi sắm cho mình chiếc điện thoại đã qua sử dụng.

Rẻ là yếu tố hàng đầu để người tiêu dùng khi quyết định mua điện thoại cũ. Giá của 1 chiếc điện thoại đã qua sử dụng không cố định, phụ thuộc nhiều vào khả năng “làm giá” của người bán và sự am hiểu của người mua. Khi mua điện thoại cũ, khách hàng nên tiến hành 1 số bước kiểm tra các bộ phận, so sánh thông số trên phiếu bảo hành và máy, số IMEI, tem dán còn nguyên hay không… để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng bị “luộc”, hàng dựng.

Những “tuyệt chiêu” cần biết khi mua điện thoại cũ

Xem máy bung hay chưa?

Đây là vấn đề quan trọng nhất khi mua máy cũ giá rẻ. Đa phần lúc nào người bán cũng nói hàng của mình chưa bung. Khi đó người dùng nên kiểm tra độ sắc nét của ốc vít, mở vỏ mặt trước của máy ra để kiểm tra các ốc vít trên board mạch chủ và cả bàn phím. Nếu máy còn “zin”, cạnh trong của các con ốc đều rất sắc nét và không có vết xước. Nếu máy bị bung, không có tay thợ nào cao thủ đến mức tháo ốc mà không bị trầy, đây là điểm dễ nhận biết nhất.

Kiểm tra những tem dán trên thân máy xem có bị dán đè tem khác lên hay không. Thông thường các nhà phân phối chỉ dán 1 tem nhỏ lên ốc hoặc thân máy. Vì thế cần lưu ý với những chiếc điện thoại được dán tem kín 4 góc, bởi cách này thường được sử dụng để tránh trường hợp người mua có thể kiểm tra ốc vít.

Kiểm tra pin và sạc

Người mua nên tháo pin ra, đặt trên mặt bàn phẳng, tốt nhất là mặt kính xem pin có bị cong hay phù không. Cả hai trường hợp trên cho thấy pin sắp hỏng. Ngoài ra, nên sạc pin trong khoảng 10-15 phút để kiểm tra tốc độ sạc và nhiệt độ. Nếu có hiện tượng nóng máy và chập thì máy không còn tốt nữa. Kiểm tra chân đồng tiếp xúc pin, đa số pin “xịn” thì màu đồng này hơi mờ chứ không sáng bóng.

Mặt sau pin có dòng chữ “Made in China” có chất lượng tốt hơn. Các loại pin khác như “Made in Japan” phần lớn là hàng có nguồn gốc không rõ ràng và chất lượng cũng chỉ bình thường.

Kiểm tra chức năng nghe gọi.

Bằng cách gọi điện trong 1 vài phút để nghe, nói có rõ, có bị rè hay không. Làm như vậy cũng là để kiểm tra xem máy có bị sụt nguồn đột ngột hay mất sóng giữa chừng không. Nên sử dụng tối thiểu khoảng 3 loại SIM của các mạng khác nhau như: MobiFone, VinaPhone, Viettel… để chắc rằng máy có thể sử dụng tốt ở các mạng này. Rất nhiều trường hợp người mua bị lầm nhưng không hề hay biết rằng máy gặp tình trạng chỉ có thể nghe gọi tốt đối với 1 mạng cụ thể.

Kiểm tra chế độ rung của điện thoại khi nhận cuộc gọi và tin nhắn. Một số tình trạng hay gặp như máy có chuông nhưng không rung, không gửi được tin nhắn hoặc khi rung bị tắt nguồn…

Tính năng và phần cứng.

Khi mua máy cũ, nên để ý các chức năng có trên điện thoại cho dù ít khi sử dụng đến như Bluetooth, Wifi, camera sai màu hoặc không thể chụp, mất chức năng GPS, không thể kết nối với máy tính… Những chức năng này có thể đôi khi không cần thiết đối với vài người nhưng nó cũng cho biết phần nào tình trạng của chiếc điện thoại dự định mua.

Những “tuyệt chiêu” cần biết khi mua điện thoại cũ
Đa số người mua thường quên không kiểm tra các kết nối cơ bản của máy như cắm sạc, tai nghe, cáp kết nối… Có rất nhiều trường hợp máy mua về rồi mới biết thiết bị không thể sạc hay sử dụng tai nghe được.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, người mua nên đến chỗ quen biết hoặc những cửa hàng uy tín có tên tuổi trên thị trường. Mặt khác, khách hàng nên đòi hỏi thời gian bảo hành ít nhất 1 tháng trở lên để xác định được chất lượng máy.

Một số mã test máy cần nhớ

Nokia:* Mã xem phiên bản phần mềm: *#0000#.

* Mã để kiểm tra thông tin máy (bao gồm số Imei, ngày sản xuất điện thoại, ngày sửa chữa cuối cùng): *#92702689#.

* Mã khôi phục lại cài đặt mặc định của nhà sản xuất: *#7780#. Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật (wallet) được bảo vệ bằng mật khẩu (wallet code). Nếu quên wallet code, bạn vẫn có thể xóa toàn bộ dữ liệu lưu trữ thông qua phím: *#7370925538#.

Samsung:

* Mã kiểm tra Imei: *#06#

* Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999#.

* Mã thử chế độ rung: *#9998*842#.

* Mã kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998 *228#.

* Mã chuyển menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SEND.

Sony Ericsson:

* Mã kiểm tra Imei: *#06#

* Để kiểm tra phiên bản phần mềm, bỏ simcard rồi bấm: *#7353273#.

Motorola:

* Mã kiểm tra Imei: *#06#

Mã bảo vệ mặc định của các loại máy:

Khi máy bị khóa và yêu cầu nhập mã bảo vệ, nếu không thay đổi user codem, bạn hãy thử nhập các số user code mặc định, gồm: Nokia: 12345; Motorola: 1234; Samsung: 0000; Sony Ericsson: 0000; Siemens: 0000.

Một số lưu ý khi mua smartphone cũ

Thị trường smartphone hiện nay rất sôi động và phức tạp, nếu mới làm quen, bạn nên tìm đến những nơi bán hàng uy tín như để mua sắm. Nhưng nếu muốn mua một chiếc smartphone cũ thì sau đây sẽ là những “bí kíp” giúp bạn giảm rủi ro khi mua máy.

Những “tuyệt chiêu” cần biết khi mua điện thoại cũ
Kiểm tra hình thức bên ngoài

Khi xem máy thì điều quan trọng nhất là kiểm tra hình thức bề ngoài của máy. Hình thức bề ngoài có thể nói cho bạn biết rất nhiều về cách người chủ trước sử dụng máy. Tất cả các dấu hiệu như đầu vít của máy bị xước nghiêm trọng, bị toét hoặc con vít khác màu, sai chủng loại đều cho thấy máy từng bị cạy mở.

Điểm thứ 2 mà nhiều người "săm soi" rất kĩ khi chọn mua điện thoại là các vết móp, sứt sẹo trên thân máy. Các cú rơi thường gây hậu quả rất trực tiếp và dễ nhận biết trên thân máy thông qua các vết xướt này, nếu máy ở thời điểm bạn kiểm tra vẫn hoạt động bình thường tức là các lần rơi đó không làm ảnh hưởng quá nhiều tới phần cứng của máy.

Kiểm tra màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần kiểm tra trước khi mua bất kỳ một chiếc smartphone nào dù mới hay cũ. Có hai bước thường được sử dụng để kiểm tra màn hình smartphone.

Trước tiên, bạn nhấn đè một biểu tượng chương trình trên màn hình để máy chuyển sang chế độ sắp xếp các biểu tượng. Sau khi đưa điện thoại về chế độ này, bạn giữ tay kéo một biểu tượng trên màn hình theo các phương ngang, dọc, đường chéo để chắc chắn rằng màn hình không hề có khu vực nào bị liệt cảm ứng. Nếu có, bạn sẽ không thể kéo biểu tượng này dễ dàng khắp nơi trên màn hình.

Kiểm tra kết nối

Sau các bước trên, bạn kiểm tra tiếp đến các kết nối Wi-Fi và 3G xem có kết nối được không. Bạn nên yêu cầu được reset máy về tình trạng ban đầu để kiểm tra, bởi một số lỗi có thể được sửa chữa tạm thời bằng ứng dụng chạy trên máy. Bên cạnh đó, cũng phải xem camera, gọi điện thoại và nhắn tin xem những tính năng này có hoạt động tốt hay không.

Kiểm tra tình trạng bảo hành

Mặc dù mua thiết bị cũ nhưng nếu vẫn còn trong thời gian bảo hành chính hãng thì bạn vẫn an tâm hơn so với máy trôi nổi. Bạn nên yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ các giấy tờ bảo hành và kiểm tra số IMEI trên thân máy có trùng khớp với IMEI trên giấy hay không bằng cách nhấn *#06# hoặc xem ở khe chứa pin của máy.

Kiểm tra các phụ kiện đi kèm theo máy

Nếu một người chủ cẩn thận, họ sẽ luôn bảo quản tốt máy lẫn các phụ kiện đi kèm, bạn nên chọn mua những smartphone còn đầy đủ phụ kiện và hộp để bảo đảm ít rủi ro nhất. Trong trường hợp có đầy đủ phụ kiện, bạn cũng nên kiểm tra thử xem các phụ kiện này có đúng chính hãng hay là hàng nhái trôi nổi hay không bằng cách nghe tai nghe, sạc thử sạc khoảng 30 phút.

Nguồn: http://cugiare.com/nhung-tuyet-chieu-can-biet-khi-mua-dien-thoai-cu-122.html

Tags: Mua điện thoại cũ, cũ giá rẻ, Mua điện thoại cũ giá rẻ, lưu ý khi mua smartphone cũ
CongTyInNhanh.com / Mẹo mua hàng
Tags: Mua điện thoại cũ, cũ giá rẻ, Mua điện thoại cũ giá rẻ, lưu ý khi mua smartphone cũ
CongTyInNhanh.com / Mẹo mua hàng

In nhanh vải silk

In Vải Silk Giá Rẻ
In Vải Silk Giá Rẻ (06/12/2017 17:12)