Máy quay phim: Những vấn đề cần hỏi về kỹ thuật quay phim
Thứ Năm, 28/01/2016, 10:11 GMT+7Dù chỉ đơn giản quay video để ghi lại các khoảnh khắc trong cuộc sống hay tham dự một cuộc thi nào đó thì bạn cũng cần chú ý những vấn đề sau nhé!
1. Cầm chắc máy
Đây là nguyên tắc muôn thuở không chỉ trong quay phim mà cả chụp hình. Theo đó, bạn phải cầm máy thật chắc chắn trên tay, tránh hiện tượng run tay khiến hình ảnh bị nhòe, thậm chí nếu run tay quá mạnh sẽ tạo nên các đoạn phim gây nhức mắt khi xem. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng chân máy.
2. Các kiểu quay khi cầm máy trên tay
Khi cầm máy trên tay, thường có 4 góc độ quay phim thông dụng là quay vừa tầm mắt, tức đặt máy quay trước mặt và quay thẳng vào đối tượng theo chiều ngang; hạ máy thấp xuống (khoảng từ đầu gối đến eo) để tăng chiều cao cho đối tượng được quay hay quay từ trên cao xuống sẽ giúp khung hình độc đáo và sáng tạo hơn. Riêng với trường hợp quay trẻ em, bạn có thể ngồi xuống và đặt máy ngang tầm mắt.
Tất nhiên, bạn cũng có thể phối hợp hài hòa thao tác di chuyển máy từ dưới lên cao dần hoặc ngược lại, nhưng nếu muốn cố định một vị trí đặt máy thì chỉ nên chọn 1 trong 4 vị trị trên.
3. Cân nhắc góc quay khi sử dụng chân máy
Khác với việc cầm thiết bị trên tay, khi sử dụng chân máy thì các góc quay sẽ không còn linh hoạt nữa. Do đó, bạn phải chú ý xác định cụ thể tọa độ của đối tượng để thiết lập chiều cao và vị trí của chân máy cho phù hợp.
4. Không quay quá "tham"
"Tham" ở đây là việc quay toàn bộ mọi thứ trong tầm nhìn của ống kính. Nếu quay như vậy, các khung hình sẽ chứa rất nhiều đối tượng khác nhau và gây loãng khi xem. Thay vì vậy, bạn hãy tập trung vào chính xác đối tượng chính, như một người, một nhóm người hay một chiếc xe, ngôi nhà...
Lưu ý, khi quay người thì bạn không được quay vô tội vạ, mà hãy quay theo nguyên tắc toàn thân, từ đầu gối, eo hoặc ngực trở lên, thậm chí cũng có thể quay cận mặt (khung hình sẽ chỉ hiển thị đầy đủ khuôn mặt của đối tượng) hoặc cận mặt hơn nữa, tức từ mũi trở lên.
Nói như vậy không có nghĩa phải bỏ qua những khung cảnh rộng lớn. Nhiệm vụ của bạn là hãy hạn chế quay quá nhiều khung cảnh rộng như vậy. Trong một số trường hợp, hãy thực hiện thao tác quay toàn cảnh, rồi "zoom" từ từ lại đối tượng chính hoặc thu lại một không gian nhỏ hơn.
5. Quay tắc quay đối tượng di chuyển
Khi quay đối tượng đang di chuyển theo hướng vuông góc hoặc chếch một một góc so với máy quay, bạn không nên đặt đối tượng vào ngay chính giữa khung hình, mà hãy để đối tượng sát cạnh trái hoặc cạnh phải hơn, tất nhiên phía trước phần mặt nên có khoảng không nhiều hơn so với sau lưng.
Ngược lại, ở trường hợp đối tượng đi thẳng về phía máy quay thì bạn có thể đặt đối tượng vào trung tâm bức hình.
6. Lên kịch bản
Để đoạn phim đẹp, không chỉ cần kỹ thuật quay mà còn cần phải có một kịch bản cụ thể. Kịch bản không đòi hỏi phải quay xuyên suốt, mà bạn có thể chia ra làm các đoạn nhỏ, song hãy cố gắng logic chúng lại với nhau để không phải lúng túng khi quay.
Một vài câu hỏi thường gặp khi quay phim
- Bạn Phạm Nguyên hỏi
Bạn nào chỉ dùm mình cách chỉnh forcus bằng tay trên máy quay như thế nào để chính xác được ? Và khi 1 người đang di chuyển thì liệu mình có thể nào forcus người đóa chính xác được không? Kỹ thuật quay phim làm nổi bật chủ đề?
- Bạn Tài chia sẻ
Bạn muốn forcus được nhân vật muốn quay một cách chính xác thì bạn làm như sau.
Zoom kịch vào nhân vật mà mình định quay sau đó lấy nét vào nhân vât, sau đó zoom ra và chỉnh lại đúng như bố cục mình định quay là nét chính xác nhất( nhân vật cố định). Trong trường hợp nhân vậy di chuyển làm như sau:
Nhân vật đi về phía máy quay ta dùng tay trái chỉnh vòng forcus cùng chiều kim đòng hồ.
Kỹ thuật chỉnh forcus phải tập luyện nhiều lần thì mới điêu luyện được, chính xác.
Chúc thành công...
- Hỏi
Khi quay phim điện ảnh cần sử dụng kĩ thuật quay.Vậy thì những yếu tố nào trong kỹ thuật quay phim hỗ trợ cho việc quay.
- Trả lời
Vật liệu quay
Vật liệu quay trong kỹ thuật điện ảnh là các cuộn phim ảnh (photographic film). Có nhiều cỡ (gauge) phim khác nhau như 8 mm (dành cho người quay nghiệp dư), 16 mm (bán chuyên nghiệp), 35 mm (chuyên nghiệp) và 65 mm (dành cho các cảnh quay đặc biệt lớn). Bên cạnh cỡ phim, các nhà quay phim còn phải chú ý đến: Độ nhạy sáng ISO có từ 50 (cho tốc độ quay chậm, ít nhạy sáng) đến 800 (cho tốc độ quay rất nhanh, cực kì nhạy sáng); Độ bão hòa màu (saturation); Độ tương phản (contrast, biến đổi từ đen mịn - không phơi sáng đến trắng mịn - phơi sáng hoàn toàn).
Ngày nay khi các máy quay phim kĩ thuật số bắt đầu được ứng dụng cho việc làm phim, rất nhiều loại phim đã được thay thế bằng các máy quay có các bộ cảm biến (sensor) với tính năng tương đương. Một máy quay hiện đại có thể điều chỉnh sắc độ, độ tương phản, độ nhạy sáng tương đương với việc dùng nhiều loại phim khác nhau. Vì sự tiện dụng này mà tuy có nhiều ý kiến cho rằng chất lượng quay kĩ thuật số không bằng chất lượng quay theo kiểu truyền thống nhưng máy quay kĩ thuật số vẫn ngày càng được sử dụng nhiều để giảm bớt sự phức tạp trong lựa chọn vật liệu quay thích hợp.
Kỹ thuật in, tráng
Với kiểu quay truyền thống, việc in tráng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các phim âm bản để cho ra các phim dương bản có chất lượng tốt nhất. Kỹ thuật xử lý buồng tối cũng có thể giúp tạo ra các hiệu ứng hình ảnh đặc biệt. Tuy vậy nó có nhược điểm là đạo diễn phải chờ phim dương bản (dailies), thường là chỉ có sau 1 ngày, để kiểm tra chất lượng của buổi quay trước đó. Còn với việc sử dụng máy quay kĩ thuật số, đạo diễn có thể xem trực tiếp kết quả của các cảnh quay và việc áp dụng thêm các kỹ xảo cũng dễ dàng hơn nhiều.
Kính lọc
Kính lọc (filter) là thiết bị cho phép tạo ra các hiệu ứng ánh sáng như kính lọc tán xạ (diffusion filter) hoặc kính lọc sắc (color-effect filter). Việc sử dụng bộ lọc tạo ra hiệu quả hình ảnh khác lạ và giúp nhấn mạnh ý đồ của cảnh quay hoặc cả bộ phim. Một trong các nhà quay phim thường hay sử dụng kĩ thuật này là Christopher Doyle, người nổi tiếng với những cảnh quay một tông màu trong các bộ phim của Vương Gia Vệ.
Thấu kính
Việc thay đổi tiêu cự (focal length) giúp các nhà quay phim tạo nên các góc quay rộng, góc quay trung bình, quay cận cảnh và phóng lớn (macro). Các góc quay rộng (wide-angle) có được với các tiêu cự ngắn trong khi các thấu kính tiêu cự dài cho ta những góc quay hẹp hơn nhưng đặc tả được các vật thể ở xa máy quay. Tiêu cự có thể thay đổi với một ống kính zoom (zoom length) gắn kèm vào máy quay, thiết bị này cho phép thay đổi nhanh chóng tiêu cự, thích hợp với các đại cảnh hoặc các bối cảnh có diện tích lớn. Ngược lại trong các cảnh đặc tả, người ta thường sử dụng loại ống kính một tiêu cự (prime lens) tuy không thay đổi được tiêu cự nhưng lại cho chất lượng hình ảnh tốt hơn so với ống kính zoom và có độ mở (aperture) lớn, cho phép quay trong điều kiện thiếu sáng, đây là loại thấu kính ưa thích nhất của các nhà điện ảnh chuyên nghiệp.
Tiêu cự không chỉ giúp thay đổi độ rộng mà còn giúp thay đổi độ sâu trường ảnh (depth-of-field - DOF) của một cảnh quay, tức là mức độ rõ nét của nền (background) so với các vật thể đặt đúng tiêu điểm (focus) và các vật thể cận cảnh (foreground) của máy. Độ sâu trường ảnh phụ thuộc vào độ mở ống kính (aperture size) và tiêu cự, trường ảnh càng lớn (sâu) khi độ mở hẹp và tiêu cự đặt xa, trong khi trường ảnh hẹp (nông) hơn với độ mở rộng và tiêu cự ngắn.
Độ sâu trường ảnh cũng phụ thuộc vào cỡ phim, phim 65 mm có độ sâu ít nhất còn phim 16 mm có độ sâu lớn nhất. Trong bộ phim kinh điển Công dân Kane (Citizen Kane, 1941) của Orson Welles, nhà quay phim Gregg Toland đã sử dụng tiêu cự rất nhỏ để tạo nên những cảnh quay có độ sâu rất rộng góp phần miêu tả chi tiết tất cả vật thể ở nền và cận cảnh, phương pháp này được gọi là tiêu điểm sâu (deep focus) rất hay được sử dụng trong thập niên 1940. Ngày nay xu hướng dùng độ sâu trường ảnh hẹp, hay tiêu điểm nông (shallow focus) được ưa chuộng hơn.
Tỉ lệ khuôn hình
Tỉ lệ khuôn hình (aspect ratio) của một khung hình là tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của khung hình đó. Từ thập niên 1910, các bộ phim điện ảnh thường sử dụng tỉ lệ 4:3 (4 dài 3 rộng) hay 1,33:1, gọi tắt là 1,33. Khi âm thanh được đưa trực tiếp vào phim ảnh, tỉ lệ khuôn hình bị giảm đi trước khi tỉ lệ chuẩn 1,37 được đưa ra năm 1932, tức là tăng độ dày của đoạn tiếp giáp giữa hai khung hình (frame line). Tỉ lệ này được sử dụng rộng rãi cho đến thập niên 1950 khi điện ảnh đứng trước yêu cầu phải thay đổi để tạo sự khác biệt với truyền hình (vốn cũng dùng tỉ lệ khuôn hình gần tương tự).
Để tạo ưu thế, các tỉ lệ khuôn hình rộng hơn được đưa ra, ví dụ như tỉ lệ 2,35 của cỡ phim CinemaScope, đến năm 1970 tỉ lệ này tăng lên 2,39:1. Đây là tỉ lệ phổ biến cho các phim nhiều đại cảnh, đặc biệt là phim sử thi và phim phiêu lưu. Còn với các bộ phim thông thường, kích cỡ chuẩn ở Anh và Mỹ là 1,85. Trong khi đó ở châu Âu và châu Á, tỉ lệ này là 1,66.
Ánh sáng
Một thành phần không thể thiếu trong kỹ thuật quay là ánh sáng. Ánh sáng nhân tạo không chỉ làm tăng cường độ nét của cảnh quay mà còn tạo nên các hiệu ứng hình ảnh, đặc biệt là trong những cảnh cần làm nổi bật cảm xúc của nhân vật.
Vì vậy việc sử dụng ánh sáng thế nào cho hợp lý, cường độ sáng, màu sắc, hướng, chất lượng nguồn là rất cần thiết trong kỹ thuật và nghệ thuật quay phim. Trong bộ phim Barry Lyndon (1975), đạo diễn Stanley Kubrick đã tiến một bước đột phá khi thực hiện một số cảnh quay chỉ bằng nguồn sáng của chính bối cảnh để tạo nên các cảnh quay mang màu sắc mới lạ. Tuy vậy việc này không phổ biến vì rất khó tạo nguồn sáng đủ cho các cảnh quay chỉ bằng các vật chiếu sáng của bối cảnh.
Kỹ thuật quay
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc quay phim chính là khả năng điều khiển máy quay của nhà quay phim. Góc nhìn của nhà quay phim cực kì quan trọng vì nó chính là góc nhìn của khán giả sau này, vì vậy việc điều khiển máy quay sao cho bộc lộ cảm xúc của cảnh quay và nhân vật ở mức lớn nhất là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quay phim.
Để ổn định khung hình, các máy quay thường được đặt trên các giá di chuyển êm để tạo khung hình chuyển động mượt, không bị ngắt quãng. Với những cảnh đòi hỏi nhà điện ảnh phải trực tiếp vác máy, cuối thập niên 1970 nhà phát minh Garrett Brown đã sáng chế bộ thiết bị chống rung gắn trực tiếp vào người quay có tên Steadicam.
Lựa chọn tốc độ khung hình
Tốc độ khung hình hay tốc độ thay đổi khung hình (frame rate) là một trong những đại lượng cơ bản của kỹ thuật điện ảnh, đó là số khung hình xuất hiện trước mắt khán giả trong một đơn vị thời gian với tốc độ quay ổn định. Trong các rạp chiếu phim, tốc độ chuẩn là 24 hình trên giây (24 fps). Với truyền hình hệ NTSC (ở Mỹ) tốc độ này là 30 fps, còn ở châu Âu sử dụng hệ PAL thì tốc độ là 25 fps. Thông thường tốc độ này được giữ chuẩn, tuy vậy khi muốn tạo nên những hiệu ứng hình ảnh do tốc độ quay, người ta thường thay đổi tốc độ quay (tức là thay đổi tốc độ khung hình).
Ví dụ với kĩ thuật quay chậm (time-lapse) sử dụng cho các những cảnh ít thay đổi trong thời gian dài như hoa nở, tốc độ quay được giảm xuống 1 hình trên phút (tương đương 1/60 fps) để sau 4 tiếng người ta có 240 hình, tức là tương đương cảnh hoa nở trong vòng 4 tiếng được thu gọn trong 10 giây.
Trong các bộ phim hành động, để đặc tả các cảnh chiến đấu người ta thường dùng kĩ thuật quay nhanh, tăng tốc độ khung hình để kéo dài các pha hành động có thời gian rất ngắn. Bộ phim Ma trận (The Matrix, 1999) còn đưa kĩ thuật này lên một mức cao hơn nữa khi sử dụng các tốc độ khung hình khác nhau cho các góc quay khác nhau của cùng một cảnh quay để tạo nên những cảnh chiến đấu mang tính cách mạng trong phim hành động Mỹ. Ma trận đã giành Giải Oscar Kỹ xảo xuất sắc nhất một phần là nhờ vào sáng tạo đột phá này.
- Hỏi
Cách quay phim sao cho đẹp? Nhờ các bạn tư vấn dùm.
- Trả lời
Trước tiên mình sẽ nói về cách mình quay. Khi quay phim mình để ý những lỗi mà nhiều anh chị em hay mắc phải là quay liên tục, không có sự cắt hay ngừng quay. Việc cắt phim thành nhiều đoạn khác nhau sẽ giúp chúng ta tiết kiệm dung lượng trống cho bộ nhớ, từ đó ta có thể ghi được nhiều cảnh hơn. Việc xóa, quản lí phim cũng sẽ dễ dàng hơn. Nhất là những ai muốn biên tập phim thì cũng nên ngắt thành nhiều đoạn để việc bỏ nó vào trình edit sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn cho chúng ta trong việc quan sát. Cũng nhờ việc ngắt phim thành nhiều đoạn mà chúng ta tránh được các cảnh lia máy, đỡ chóng mặt lắm khi xem phim
Chịu khó cúi người xuống một tí khi cần
Khi quay phim, mọi người nên thay đổi góc máy, chẳn hạn như khi quay trẻ con, vật nuôi, ta nên quay ngang tầm chiều cao với trẻ/vật nuôi, hoặc quay ngang tầm với đồ vật ta cần quay, đôi khi cần có 1 góc nghiêng nào đó để làm cho hình ảnh lạ mắt hơn. Khi quay ngang tầm với trẻ, bạn sẽ thấy đoạn video có một tầm vóc giống như em bé, vì thế nó sẽ vui và chân thực hơn là khi quay góc từ trên xuống. Chịu khó cúi xuống một tí thôi nhưng video hay hơn nhiều!
Cân chỉnh WB (white balance)
Với chế độ auto, máy tự động chỉnh rất hiệu quả, nhưng để cho chính xác hơn cho từng nơi, ta nên chọn tay cho phù hợp. Cụ thể, bạn có thể chọn như sau: (tùy dòng máy mà chữ hay biểu tượng sẽ khác)
Outdoor: quay ngoài trời, cảnh đêm, mặt trời lên hay lặn, dưới ánh đèn neon, pháo bông.
Indoor: quay trong nhà với ánh đèn dây tóc, đèn máy quay phim, hay những bữa tiệc có ánh sáng thay đổi nhanh
One Push: cân chỉnh WB với tờ giấy trắng trong môi trường muốn quay, ta kiếm 1 tờ giấy trắng hay 1 mảnh áo trắng chẳng hạn, sau đó ta nhấn One Push, khi đó máy sẽ tự động cân chình WB (khá là chính xác đó nhá).
Night Shot & Supper Night Shot( Quay phim trong tối dùng đèn hồng ngoại)
Thường thì khi quay ban đêm ta dùng chức năng Night Shot. Tuy nhiên khi xem lại thì cho ra màn hình có màu xanh xanh trông không đẹp mắt lắm, do đó ta nên chọn PICT.EFFECT để quay dưới hiệu ứng (B&W)trắng đen hay (SEPIA) màu phim xưa thì sẽ đẹp hơn
Tận dụng bù sáng và các chế độ cảnh
Khi quay với ánh sáng ngược, bạn nên dùng nút "backlight" để bù sáng cho khuôn mặt nhân vật không bị tối. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tận dụng các chế độ đã được cài đặt sẵn trên máy như :
TWILIGHT: giữ nguyên ánh sáng, màu sắc của khung cảnh về đêm.
CANDEL: dưới ánh sáng của nến (đèn cầy).
BEACH: tăng cường màu xanh của nước biền hay hồ nước
PORTRAIT: chân dung hay hoa, động vật
FIREWORKS: cảnh pháo bông
SUN SET & SUN RISE: tăng cường nhiệt độ màu khi mặt trời lên hay xuống.
LANDSCAPE: quay phong cảnh chủ yếu là focus vào những chủ thể ở khoảng cách xa, tránh cho máy focus vào cỏ....
Sử dụng focus tay
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng focus tay để nhấn mạnh điểm nổi bật cho chủ đề, ban đầu ta focus mờ sau đó chỉnh cho từ từ rõ lên. Trên các máy cũ hoặc các mẫu máy quay xịn thì có một vòng để ta chỉnh focus. Nhớ là trước khi xoay vòng bạn phải chỉnh cho máy sang chế độ Manual Focus chứ không phải là Auto Focus nhé. Những máy phổ thông hơn thì có thể chỉnh được thông qua bánh xe hoặc màn hình cảm ứng.
Nguồn: http://mayquayphim.vn/may-quay-phim-nhung-van-de-can-hoi-ve-ky-thuat-quay-phim-113.html
Bình luận
No avatar
|
|
|
Các tin khác
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Các tin mới
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Mẹo mua hàng
Trang trí nhà - công ty in nhanh nhận in tranh dán tường 3D hoa (15/01/2018 14:33)- So sánh Kia Morning và Hyundai Grand i10: cuộc chiến giữa phân khúc xe gia đình nhỏ giá rẻ (31/08/2016 18:16)
- Đánh giá nội thất Toyota Hiace 2016 (28/09/2016 09:54)
In nhanh brochure
Gợi ý đặt tên món ăn hay ho cho menu của bạn (19/09/2018 17:32)- Công ty in nhanh giới thiệu mẫu poster Trung Thu dán cửa kính - poster hình vuông (06/08/2018 13:25)
- Đặt thiết kế brochure giá rẻ tại công ty in nhanh (10/07/2018 14:55)
In nhanh vải silk
In Vải Silk Giá Rẻ (06/12/2017 17:12)- Giá in tranh canvas (17/11/2017 15:27)
- In hiflex ở đâu? (15/11/2017 10:39)
In nhanh decal
In decal trang trí Halloween cho trường học – Thiết kế decal Halloween ấn tượng (29/09/2018 10:56)- Đặt in lịch 2019 - Công ty in nhanh lịch Tết 2019 (23/08/2018 09:47)
- Đặt mẫu in áo đồng phục giá tốt tại công ty in nhanh (25/07/2018 10:33)
In nhanh tem nhãn
Báo giá in tờ rơi A5 (20/12/2017 15:15)- Tranh phẳng văn phòng là gì? (16/11/2017 10:35)
- Ý nghĩa của tờ rơi? (14/11/2017 13:47)
In nhanh phông nền
Công ty in nhanh nhận in ấn mô hình Giáng Sinh chất lượng với nhiều mẫu mã đa dạng (23/11/2018 10:50)- Công ty in ấn và thiết kế lịch treo tường theo chủ đề mọi số lượng (15/10/2018 11:09)
- Trang trí Halloween bằng mô hình bí ngô – Báo giá PP cán format nhanh chóng (06/10/2018 15:59)
In nhanh name card
Dịch vụ in thẻ nhựa số lượng ít Bình Thạnh (12/09/2018 10:20)- In name card số lượng lớn lấy ngay (07/09/2018 17:27)
- Card Visit Là Gì? (14/12/2017 16:07)